7 giai đoạn triển khai thiết kế của một dự án Wellness Spa - Health Center

7 giai đoạn triển khai thiết kế công trình Wellness Spa - Health Center

Một Health Center có thiết kế không khoa học, không hợp lý và kém thẩm mỹ sẽ dẫn tới một dự án thất bại. Có thể do người thiết kế chưa nắm vững được các yếu tố quyết định như: thiết kế không khoa học, không hợp lý và kém thẩm mỹ sẽ dẫn tới một dự án thất bại. Hoặc đơn vị thiết kế không am hiểu những yếu tố trong kinh doanh, vận hành như: bản thân chủ spa, mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng, quy mô kinh doanh, chi phí, địa điểm. Do đó, khi áp dụng vào thực tiễn thường cho kết quả không được như dự kiến.

Để có một dự án Wellness & spa thành công, chủ đầu tư cần có một phương án thiết kế cụ thể, hợp lý và phù hợp với nhu cầu của chủ đầu tư.

Hãy cùng Kovitech tìm hiểu 7 giai đoạn quan trọng giúp chủ đầu tư có một thiết kế Spa hoàn hảo, đặt nền tảng cho một dự án thành công, bao gồm mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng, quy mô kinh doanh, chi phí, địa điểm.

GIAI ĐOẠN 1: XÂY DỰNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Đối với các Chủ đầu tư có nhiều kinh nghiệm thì họ sẽ chủ động thực hiện giai đoạn này. Nhưng đối với các CĐT ít kinh nghiệm hơn thì đơn vị tư vấn thiết kế sẽ hỗ trợ CĐT thực hiện.

Đơn vị thiết kế gặp gỡ chủ đầu tư để trao đổi về nhiệm vụ thiết kế và tầm nhìn tổng thể. Ý nghĩa của cuộc họp nhằm trao đổi về mô hình ý tưởng, tổng hợp tóm tóm tắt được những điểm cơ của mô hình spa trong tương lai, cụ thể:

  • Ranh giới được phân bổ cho khu vực spa
  • Yêu cầu về văn hóa mang tính địa phương khu vực
  • Dịch vụ trị liệu nổi bật (dự kiến)
  • Các dịch vụ, hay gói liệu trình dự kiến
  • Yêu cầu cho khu lễ tân
  • Đồ ăn & thức uống tại spa (F&B)
  • Số lượng phòng trị liệu
  • Không gian thư giãn
  • Phòng thay đồ
  • Khu vực nhiệt – thủy trị liệu
  • Yêu cầu của Back of House (BoH) – văn phòng; khu vực chuẩn bị; tủ đựng thức ăn / khăn trải giường)

GIAI ĐOẠN 2: THIẾT KẾ Ý TƯỞNG

Bước 1: Phân bổ không gian – Typical Adjacency Plan ( còn được gọi là ‘sơ đồ bong bóng’ )

Khi thiết kế một trung tâm chăm sóc sức khỏe wellness & spa, phải tính đến lưu lượng, luồng giao thông của cả khách và nhân viên. Ngoài ra, phải căn cứ vào đặc tính văn hóa của từng khu vực để phân bổ không gian cho phù hợp. Ví dụ như các khu vực dùng chung cho cả nam và nữ.

  • Bản vẽ wellness & spa
  • Không gian kiến trúc (điểm tiếp đón, thang máy và tầm nhìn)
  • Luồng giao thông tương ứng với các gói dịch vụ của khách (bao gồm cả nam, nữ và khách khuyết tật)
  • Luồng nhân viên (riêng)

Bước 2: Thiết kế mặt bằng công năng

Đây là lần đầu tiên khách hàng có thể hình dung thiết kế wellness & spa của họ, bao gồm:

  • Khu vực tiếp đón (bao gồm quầy thanh toán, quầy tư vấn, quầy bán lẻ)
  • Không gian tư vấn riêng tư (nếu cần thiết)
  • Đồ ăn & thức uống tại spa (F&B)
  • Hồ sơ thiết kế wellness & spa
  • Phòng thay đồ – tủ đựng đồ / nhà vệ sinh / khu vực trang điểm
  • Thiết kế khu vực thủy – nhiệt trị liệu
  • Phòng trị liệu các loại (đơn / đôi / VIP)
  • Không gian thư giãn chung (Relaxationspace – loungers/beds)
  • Yêu cầu về phòng máy – kỹ thuật
  • Back of House(BoH)
  • Yêu cầu văn phòng – giám đốc spa; phòng quản lý; …
  • Khu pha chế / quầy pha chế
  • Bếp – Pantry
  • Kho đồ vải sạch & bẩn
  • Kho lưu trữ
  • Kho chứa chất tẩy rửa
  • Phòng máy / phòng kỹ thuật

Trong giai đoạn này, đơn vị tư vấn thiết kế wellness & spa cũng sẽ xem xét các lĩnh vực mà khách hàng có thể tối đa hóa doanh thu, bao gồm:

  • Linh hoạt xoay chuyển hoặc thay đổi số lượng khách nam / nữ tùy theo nhu cầu.
  • Các liệu pháp đặc biệt có tính phí riêng (ví dụ như tắm bùn, hamam, vichy…)

Một số nội dung mà nhiều đơn vị tư vấn thiết kế wellness & spa không chuyên nghiệp thường không lưu tâm ở giai đoạn phát triển thiết kế này là:

  • Đảm bảo tích hợp với các yêu cầu MEP chung của tòa nhà. (hiệu quả nhất nếu dự án sử dụng mô hình quản lý BIM hoặc BMS)
  • Tư vấn sơ bộ về thiết bị và công nghệ (đảm bảo tiêu chuẩn và phù hợp với quy mô đầu tư)
  • Phòng máy – phòng kỹ thuật (kích thước và vị trí)
  • Tối ưu hóa diện tích phòng máy nhưng đảm bảo đủ không gian cho phép bảo trì trong tương lai
  • Phòng máy không bao giờ được đặt gần các khu vực thư giãn yên tĩnh.
  • Các phòng máy nên được bố trí gần các khu nhiệt trị liệu (sauna, steam, …); khu thủy trị liệu (hồ bơi, bể ngâm, bể tắm, …). Lưu ý nên để dưới mực nước.
  • Yêu cầu về tải điện và MEP: Nguồn / Nước / Hệ thống thoát nước / Thông gió
  • Các yêu cầu về tính bền vững – (LEED / BREEAM) phải được xem xét.
  • Lựa chọn thiết bị kỹ thuật

Bước 3: Thiết kế hình ảnh 3D và bảng mẫu vật liệu đề xuất

Kết quả của giai đoạn này giúp khách hàng hình dung ra sản phẩm thiết kế cuối cùng. Một số tiêu chí và yêu cầu cần lưu ý:

  • Phối cảnh 3D các không gian thiết kế, từ 2 ÷ 4 góc tùy thuộc vào các không gian lớn nhỏ khác nhau. (hiệu quả nhất nếu dự án sử dụng thêm thiết kế mô phỏng thực tế ảo, liên kế hình ảnh 360°)
  • Thuyết minh ý tưởng thiết kế
  • Cần xem xét cẩn thận vật liệu hoàn thiện, đặc biệt là những khu vực ẩm ướt, khu vực nhiệt độ đặc biệt (cao và thấp)
  • Bám sát ý tưởng thiết kế chung của dự án (nếu có)
  • Đảm bảo tính thực thi và đạt hiệu quả kinh tế

GIAI ĐOẠN 3: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ

Đây là một bước thiết kế quan trong các dự án wellness & spa thương mại đặc biệt là các dự án có các công năng có tính đặc thù cao như mô hình “nhiệt – thủy trị liệu. Đòi hỏi phải là các chuyên gia có sự am hiểu cả về thiết kế kiến trúc, công nghệ, vận hành và giá cả thiết bị. Mục tiêu để hỗ trợ các CĐT hoàn thiện dự án đạt tiêu chuẩn kỹ thuật với nguồn ngân sách phù hợp. Giai đoạn này cung cấp cho CĐT một số nội dung sau:

  • Tư vấn lựa chọn công nghệ phù hợp với ngân sách đầu tư.
  • Tính toán thông số thiết bị theo tiêu chuẩn.
  • Triển khai thiết kế bản vẽ thiết kế thi công công nghệ
  • Lập dự toán chi tiết
  • Quy trình bảo trì, vận hành tiết kiệm, hiệu quả.

GIAI ĐOẠN 4: THIẾT KẾ CHI TIẾT BẢN VẼ KỸ THUẬT THI CÔNG

Sau khi thống nhất giai đoạn thiết kế ý tưởng và giải pháp công nghệ. Giai đoạn này thiết kế phát triển hồ sơ thiết kế chi tiết thi công khớp nối các bộ môn:

  • Các bản vẽ mặt bằng (mặt bằng tường xây, mặt bằng bố trí nội thất, mặt bằng lát sàn, trần,…), triển khai các chi tiết cấu tạo và chú thích trên bản vẽ
  • Các mặt đứng các không gian chính, bổ sung các chi tiết cấu tạo và chú thích trên bản vẽ;
  • Spec chỉ định vật liệu hoàn thiện;
  • Chỉ dẫn kỹ thuật phần đèn, vật liệu hoàn thiện, trang thiết bị, nội thất đồ rời, đồ liền tường.
  • Thiết kế hệ thống cấp, thoát nước cho khu xông sục.
  • Bản vẽ tổng hợp kết nối các bộ môn M&E
  • Lập bảng khối lượng và mô tả (BOQ) nội thất và thiết bị.

GIAI ĐOẠN 5: HỒ SƠ XÂY DỰNG, CÓ THỂ BAO GỒM CẢ HỒ SƠ CHÀO THẦU

Các chủ đầu tư cần lưu ý một số quy định về xin giấy phép xây dựng của địa phương trước khi thi công hoàn thiện công trình.

Đồng thời việc chuẩn bị hồ sơ chào thầu cũng là một bước đặc biệt quan trọng, giúp các Chủ đầu tư tìm kiếm được nhà thầu thi công năng lực nhất với giá cả hợp lý nhất.

Một số lưu ý: việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu vừa đảm bảo tính bảo mật của dự án trước khi lựa chọn được đơn vị thi công, vừa phải có đủ tài liệu để lựa chọn nhà thầu cũng là điểm đặc biệt quan trọng.

  • Một số tiêu chí đánh giá về năng lực nhà thầu cần lưu ý:
  • Kinh nghiệm và năng lực bao gồm: số năm hoạt động kinh doanh, hợp đồng tương tự
  • Năng lực nhân sự
  • Năng lực tài chính
  • Giải pháp – biện pháp thi công
  • Tiến độ hoàn thành
  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường

GIAI ĐOẠN 6: GIÁM SÁT THI CÔNG

Thường xuyên đến thăm địa điểm để đảm bảo rằng nhà thầu lắp đặt spa tuân thủ đặc điểm kỹ thuật thiết kế và chứng kiến việc kiểm tra và vận hành lần cuối tất cả các thiết bị, đặc biệt là ở những khu vực Nhiệt – Thủy trị liệu.

Một số lưu ý khi triển khai dự án:

Một số dự án sai lầm trong việc đánh giá thấp sự phức tạp của các dịch vụ xây dựng liên quan đến công tác thiết kế công nghệ spa, đặc biệt là các chức năng liên quan đến “thủy–nhiệt” trị liệu (Hydro-thermal Spa). Cần phải hiểu rằng, ngay cả khi kiến trúc sư thiết kế đã có kinh nghiệm trong một số dự án trước đây, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có kiến thức chuyên môn sâu về một số chức năng trong khu “thủy–nhiệt” trị liệu.

Nhóm chuyên gia về công nghệ spa sẽ mang lại kiến thức chi tiết về các yêu cầu liên khu vực “thủy–nhiệt” trị liệu. Bất kể quy mô của dự án, các nhà tư vấn và cung cấp thiết bị spa nên được lựa chọn ngay từ đầu dự án, do đó, các yêu cầu cụ thể của họ được thông báo cho nhóm thiết kế / xây dựng nhằm tạo ra một dự án thành công từ các bước thiết kế cho tới thi công sau này.

  • Một dự án thành công dựa trên sự hợp tác giữa các nhóm: thiết kế – chuyên gia công nghệ spa – xây dựng. Hiệu quả nhất là tìm kiếm một đơn vị thiết kế nội thất kiến trúc đồng thời có khả năng triển khai các bản vẽ chuyên sâu về thiết kế công nghệ Spa. Càng tuyệt vời hơn nếu đơn vị này có thể tiếp tục triển khai thi công hoàn thiện. Trong tường hợp tách riêng thì cần phải lưu ý cơ chế hợp tác ngay từ đầu của các đơn vị.
  •  Vai trò của ban quản lý dự án là đặc biệt quan trọng, nhất là các dự án có quy mô lớn. BQLDA có hiểu biết về các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật liên quan đến Spa & Wellness, đặc biệt là khu Nhiệt – Thủy trị liệu sẽ chịu trách nhiệm điều phối các đơn vị nhà thầu (nhóm thiết kế, nhóm xây dựng, nhóm chuyên gia công nghệ spa)

GIAI ĐOẠN 7: BÀN GIAO & VẬN HÀNH

Sau khi đã thống nhất và hoàn thành 6 giai đoạn trên, bên thiết kế thi công sẽ bàn giao dự án cho chủ đầu tư và hỗ trợ vận hành cũng như khắc phục những sai sót (nếu có)

KOVITECH – ĐỒNG HÀNH CÙNG NHỮNG NHÀ TIÊN PHONG

Là thương hiệu thiết kế – thi công nội thất Spa, Hotel Spa, Wellness Resort, Onsen Spa,.JjimjilBang hàng đầu Việt Nam, Kovitech luôn đồng hành cũng những nhà đầu tư năm bắt được xu thế mới trong tương lai.

 

Chúng tôi đồng thời là đối tác chiến lược của nhiều tập đoàn lớn như Bitexco Group với dự án.Kawara Onsen Wellness Resort, Flamingo với 2 siêu dự án Flamingo Đại Lải và Flamingo Cát Bà,…