Trong khi ngành du lịch toàn cầu chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng, thị trường bđs nghỉ dưỡng tại Việt Nam lại đang trải qua giai đoạn đầy khó khăn và ảm đạm. Điều này tạo ra sự mâu thuẫn rõ rệt giữa hai lĩnh vực có sự kết nối chặt chẽ với nhau.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến bất động sản nghỉ dưỡng không thể tận dụng được đà tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch? Và liệu mô hình bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe có thể là lối thoát cho thị trường này? Hãy cùng Kovitech tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lý do khiến du lịch tăng trưởng, bất động sản nghỉ dưỡng lại trì trệ
1. Quy hoạch thiếu đồng bộ và các dự án “treo”
Một trong những vấn đề lớn của bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam là sự thiếu quy hoạch tổng thể, dẫn đến tình trạng nhiều dự án bị bỏ dở hoặc không hoàn thành đúng tiến độ. Điều này gây khó khăn không chỉ cho các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng và người mua.
2. Niềm tin giảm sút do cam kết lợi nhuận không thực hiện
Bên cạnh đó, những cam kết lợi nhuận hấp dẫn từ các chủ đầu tư chưa được thực hiện đúng hẹn. Các nhà đầu tư không chỉ gặp khó khăn trong việc bán và cho thuê sản phẩm mà còn lo ngại về sự biến động của thị trường. Sự thiếu minh bạch và cam kết thiếu thực tế càng khiến niềm tin của giới đầu tư và khách hàng thêm giảm sút.
3. Chính sách pháp lý chưa đồng bộ
Chính sách pháp lý trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa được hoàn thiện và đồng bộ, khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc triển khai và vận hành các dự án. Các thủ tục hành chính rườm rà, quy định thiếu rõ ràng tạo ra những rào cản đáng kể đối với việc phát triển bền vững của ngành.
Tất cả những yếu tố này tạo ra một vòng luẩn quẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, làm thị trường này trở nên kém hấp dẫn so với các phân khúc khác.
Đâu sẽ là “lối thoát” cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay?
Trong bối cảnh đó, một hướng đi mới đầy triển vọng đang được nhìn nhận như “lối thoát” cho bất động sản nghỉ dưỡng: Mô hình nghỉ dưỡng kết hợp Chăm sóc Sức khỏe (CSSK).
Theo Booking.com, 78% du khách toàn cầu sẵn sàng chi thêm 30%-50% ngân sách cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Điều này mở ra cơ hội lớn cho mô hình Wellness Tourism (Du lịch chăm sóc sức khỏe) tại Việt Nam, đặc biệt khi mô hình này không chỉ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe mà còn tạo ra giá trị lâu dài cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
Dự báo từ Global Wellness Institute cho thấy, ngành du lịch chăm sóc sức khỏe sẽ đạt giá trị vượt mốc 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, mở ra một kỷ nguyên mới cho thị trường nghỉ dưỡng. Bằng cách tích hợp các tiện ích chăm sóc sức khỏe vào bất động sản nghỉ dưỡng, các dự án không chỉ thu hút khách hàng mà còn tạo dựng được giá trị bền vững.
Mô hình nghỉ dưỡng kết hợp CSSK: Chìa khóa “hồi sinh” BĐS nghỉ dưỡng?
Trong khi các mô hình truyền thống gặp khó khăn, mô hình nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe đang dần trở thành xu hướng mới, mang lại những lợi ích không chỉ cho du khách mà còn cho cả các nhà đầu tư. Dưới đây là 7 ưu điểm của mô hình này:
1. Phù hợp với xu hướng sống lành mạnh
Ngày càng nhiều người tìm kiếm không gian nghỉ dưỡng giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, như yoga, trị liệu, hoặc các phương pháp phục hồi cơ thể, trở thành nhu cầu thiết yếu của khách hàng hiện đại.
2. Gia tăng giá trị bất động sản
Tiện ích sức khỏe giúp nâng cao giá trị tổng thể của dự án, tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Dự án tích hợp CSSK sẽ dễ dàng thu hút được cả khách hàng cá nhân lẫn các nhà đầu tư lớn, mang lại nguồn lợi nhuận bền vững.
Theo báo cáo của Knight Frank, các dự án tích hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể tăng giá trị trung bình lên đến 20%-30%.
3. Đa dạng hóa nguồn doanh thu
Ngoài doanh thu từ nghỉ dưỡng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (như trị liệu, tư vấn sức khỏe, chương trình tập luyện) mang lại nguồn thu ổn định, dài hạn. Điều này giúp các dự án có thể duy trì được sự phát triển liên tục mà không phụ thuộc vào mùa du lịch.
4. Tăng thời gian lưu trú
Du khách có xu hướng ở lại lâu hơn để tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe như detox, trị liệu toàn diện, hoặc phục hồi sức khỏe sau bệnh. Điều này không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn giúp gia tăng doanh thu từ dịch vụ bổ sung.
5. Hấp dẫn đối tượng khách hàng đa dạng
Mô hình này không chỉ thu hút khách du lịch thông thường mà còn lôi kéo các gia đình, người cao tuổi, người cần phục hồi sức khỏe, và những ai tìm kiếm lối sống lành mạnh. Đặc biệt, mô hình này có tiềm năng mở rộng ra thị trường quốc tế.
6. Tăng khả năng lấp đầy phòng
Các mô hình như onsen hay jjimjilbang không phụ thuộc vào mùa du lịch và thời tiết, giúp duy trì tỷ lệ lấp đầy phòng ổn định quanh năm. Điều này tạo ra một nguồn thu nhập ổn định và lâu dài cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
7. Hỗ trợ phát triển bền vững
Mô hình kết hợp CSSK tối ưu việc khai thác tài nguyên địa phương, như sử dụng nguồn khoáng nóng trong các spa khoáng nóng (onsen spa). Điều này không chỉ tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho khách mà còn góp phần phát triển kinh tế và xã hội địa phương.
Kết luận
Trong thời kỳ mà sức khỏe trở thành ưu tiên hàng đầu của xã hội, mô hình nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe không chỉ là một “lối thoát” mà còn là bước tiến tất yếu cho bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Việc khai thác mô hình này một cách bài bản và chuyên nghiệp sẽ giúp ngành bất động sản nghỉ dưỡng vượt qua khó khăn và phát triển bền vững trong tương lai.