Trang chủ / Chưa được phân loại / Wellness home – Ngôi nhà chữa lành

Wellness home – Ngôi nhà chữa lành

admin 4296

” Nhà không chỉ là nơi để ở, mà là nơi vỗ về, nuôi dưỡng thân tâm ta” 

Wellness home – Ngôi nhà chữa lành là khái niệm rất mới để chỉ những ngôi nhà có môi trường sống gần giống như môi trường tự nhiên. Có đầy ắp ánh sáng, năng lượng tích cực để tái tạo lại cơ thể bị tổn thương cả về thể chất lẫn tâm hồn. Wellness home – Ngôi nhà chữa lành là nơi bạn sống lại những cảm xúc của tuổi thơ: tắm suối, ngủ rừng, uống nước suối… Nơi gạt bỏ những phiền muộn lo toan thay thế bằng niềm vui, sự thư thái và an yên. Cùng Kovitech khám phá những kiến trúc, bố cục, không gian của wellness home – ngôi nhà chữa lành.

7 TIÊU CHUẨN CỦA THIẾT KẾ CHỮA LÀNH

Có rất nhiều tiêu chuẩn cho một thiết kế kiến trúc chữa lành, một ngôi nhà sức khỏe hay một trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu của thiết kế nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ sức khỏe, loại bỏ sự căng thẳng từ môi trường (tiếng ồn, chất lượng không khí kém…); đem đến sự thăng hoa, sáng tạo, vì sự phát triển khỏe mạnh và giàu có về Thân – Tâm – Trí của con người.
Trong đó có 7 tiêu chuẩn chính là:

1. THIẾT KẾ BIOCLIMATIC
Thiết kế bioclimatic của một tòa nhà là sự phù hợp của toà nhà trong điều kiện khí hậu và môi trường xung quanh (âm thanh, ánh sáng, không khí…). Sử dụng tối đa điều kiện môi trường tự nhiên, nhằm mục đích tạo ra sự thoải mái về nhiệt độ và thị giác, đồng thời giảm nhu cầu năng lượng.  Ngôi nhà thiết kế Bioclimatic là nơi ở tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mặt trời và trái đất. Trong tiêu chuẩn ngôi nhà chữa lành – wellness home thì thiết kế BIoclimatic đáp ứng được Thân – Tâm – Trí.

– Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, đón được ánh sáng bình minh – là nguồn năng lượng của sự sống.

– Tường phải có độ dày để cách nhiệt vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Bằng cách này, nhiệt và hơi lạnh bên ngoài không thể xâm nhập vào bên trong ngôi nhà và nhiệt độ bên trong có thể được giữ ổn định hơn mà không cần điều hòa không khí hoặc các thiết bị sưởi ấm.

– Để tạo ra các luồng khí làm thông gió và không khí trong nhà. Bố trí cửa hoặc ô thoáng để gió được lưu thông xuyên suốt trong tất cả các phòng của ngôi nhà.

Bioclimatic

Tiêu chí Bioclimatic: Tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm kinh tế. Tính bền vững. Tôn trọng môi trường

2. THIẾT KẾ BỀN VỮNG – SUSTAINABLE
Bền vững là sự phát triển có khả năng đáp ứng các nhu cầu của hiện tại, và không tổn hại đến các thế hệ tương lai. Đó là cách thiết kế không bị lỗi thời theo thời gian, tận dụng tối đa công năng sử dụng đặc biệt là tôn trọng thiên nhiên. Thiết kế bền vững nhằm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe và hạnh phúc của những người cư ngụ trong tòa nhà, do đó cải thiện hiệu suất của tòa nhà. Các mục tiêu cơ bản của tính bền vững là giảm tiêu thụ tài nguyên không thể tái tạo, giảm thiểu chất thải và tạo ra môi trường lành mạnh, hiệu quả.

Có hai điều cực kỳ quan trọng cần nhớ khi đề cập đến thiết kế sản phẩm bền vững:

  1. Thứ nhất: Các khía cạnh của thiết kế bền vững không chỉ được đưa vào giai đoạn cuối cùng của quá trình thiết kế như một phần bổ sung “có thì tốt”. Tính bền vững cần được đan xen vào từng bước xuyên suốt quá trình thiết kế, từ khi lên ý tưởng sáng tạo cho đến khi hoàn thành dự án.
  2. Thứ hai: Các nhà thiết kế nội thất phải được sử dụng triệt để quyền hạn của mình trong các dự án. Họ có trách nhiệm đối với tương lai của hành tinh vì họ có quyền chọn những vật liệu để mọi người sử dụng và tiếp xúc hằng ngày.

Có năm nguyên tắc của thiết kế bền vững : 

1. Học hỏi thừ thiên nhiên: Thế giới tự nhiên luôn luôn vận động và thay đổi không ngừng. Hệ động và thực vật có vòng đời riêng của chúng, cả hai đều góp phần duy trì trạng thái cân bằng của thế giới tự nhiên. Các ngành nghề thiết kế đều ứng dụng các bài học từ thế giới tự nhiên cho nhiều mục đích khác nhau.

2. Hiểu rõ vòng đời của vật liệu: Một cách thông minh để tiết kiệm năng lượng trong thiết kế là đánh giá tác động môi trường của vật liệu và sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng.

3. Tôn trong môi trường chính là tôn trọng chính mình: Môi trường không phải là thứ duy nhất mà thiết kế bền vững tôn trọng. Nó cũng dành sự tôn trọng cho con người và nhu cầu của họ. Cây xanh, ánh sáng, không khí, nước… đang hàng ngày phục vụ nhu cầu sống của chúng ta. Ngược đãi với môi trường là hủy hoại chính mình.

4. Tôn trọng môi trường bản địa:  Trong kiến trúc, các thiết kế càng gần gũi với môi trường địa phương thì càng thể hiện tính bền vững rõ ràng hơn. Việc tập trung trọng tâm vào tính địa phương đôi khi còn được dùng để liên hệ tới “kiến trúc bản địa”, do đó phải tôn trong triệt để yếu tố thẩm mỹ của khu vực và cảnh quan xung quanh.

5. Tôn trọng tương lai: Thiết kế bền vững, như chúng tôi đã nói từ đầu bài viết, tập trung vào tương lai. Cả bốn nguyên tắc trên đều đan xen vào nguyên tắc cuối cùng này, với mục đích tối thượng là thể hiện sự tôn trọng cơ bản dành cho tương lai.

Để có được một ngôi nhà chữa lành – wellness home đúng chuẩn ngay từ khâu thiết kế ban đầu phải rõ được nguyên tắc và tiêu chí của ngôi nhà chữa lành- wellness home. Giải pháp ngôi nhà nhà chữa lành – wellness home là giải pháp gần gũi, tôn trọng thiên nhiên để nhận lại năng lượng từ thiên nhiên và vũ trụ từ đó chữa lành Thân – Tâm .

3. KHÔNG GIAN HÀI HÒA
Vị trí của nhà ở trong một không gian tổng thể, và sự sắp xếp các chức năng bên trong của ngôi nhà. Để thiết kế được một ngôi nhà chữa lành – wellness home. Có 3 quy tắc cơ bản trong thiết kế chữa lành để sáng tạo không gian hài hòa phù hợp với wellness home.

1. Quy tắc cân bằng : Cân bằng là quy tắc được áp dụng khá phổ biến trong thiết kế nội thất. Có 2 loại cân bằng kiến trúc thường thấy, đó là:

  • Cân bằng đối xứng: Các vật dụng, đồ đạc trong nhà được bố trí tương tự nhau khi đối chiếu qua trục đối xứng. Thường thì cách thiết kế nội thất này sẽ tạo ra cảm giác trang trọng, ngăn nắp. Nó phù hợp với người yêu thích không gian có trận tự, dễ phỏng đoán.
  • Cân bằng bất đối xứng: Tuy cũng hướng đến sự cân bằng tổng thể nhưng quy tắc này không tạo ra các đối tượng giống hệt nhau. Theo quy tắc cân bằng bất đối xứng, các đối tượng trong không gian sẽ được bố trí, sắp xếp để có sự tương đồng về độ nặng, kích thước, màu sắc, số lượng hoặc sự chiếm chỗ trong không gian,… quy tắc cân bằng bất đối xứng mang đến cảm giác vui tươi, phóng khoáng và tạo nên sự đột biến, bức phá trong bố cục.

2. Quy tắc nhịp điệu: Hiểu một cách đơn giản, quy tắc nhịp điệu trong thiết kế nội thất sẽ hướng đôi mắt của người xem đi theo một dòng chảy, chuyển động xuyên suốt liên tục và có tính logic cao. Nó giống như một con đường, dẫn dắt người xem đến với các phần quan trọng của kiến trúc nội thất. Quy tắc nhịp điệu có thể tạo ra bằng 3 cách, đó là: sự lặp lại, sử dụng chuỗi và sự liên tục.

  • Nhịp điệu được tạo ra từ sự lặp lại các đối tượng: Các đối tượng sẽ được lặp đi lặp lại về màu sắc hoặc hình dáng, cấu trúc để tạo nên một vòng lặp giống như điệp khúc trong bản nhạc.
  • Nhịp điệu được tạo ra từ việc sử dụng chuỗi đối tượng: Chuỗi các đối tượng sẽ có sự thay đổi về kích thước (ví dụ: từ lớn đến nhỏ) hoặc màu sắc (ví dụ: từ đậm đến nhạt),…
  • Nhịp điệu được tạo ra từ sự liên tục: Cách thiết kế này có thể khiến người xem hướng mắt liên tục từ điểm này sang điểm khác mà không bị ngắt quãng. Nhịp điệu được tạo ra bằng cách sắp xếp, chuyển đổi đồ vật theo một đường dây ổn định, nhất quán.

3. Quy tắc điểm nhấn: quy tắc này sẽ tạo ra một điểm nhấn trong không gian nội thất để gây hiệu ứng thị giác, thu hút người xem. Ví dụ, trong một căn phòng màu be, điểm nhấn có thể là chiếc lò sưởi tối màu hoặc một bức tranh nghệ thuật. Yếu tố nhấn mạnh này cần được tạo ra một cách hợp lý, ở vị trí dễ thấy, bắt mắt và thường sẽ tương phản, đối lập với không gian xung quanh để gây ấn tượng mạnh mẽ hơn. Một số loại tương phản phổ biến bạn có thể sử dụng để tạo điểm nhấn là: rộng và hẹp, hoa mỹ và xù xì, sáng và tối, cong và thẳng,…

4. VẬT LIỆU THÂN THIỆN
Lớp vỏ của tòa nhà có chức năng như lớp da thứ ba của chúng ta, có nghĩa là nó tạo thành một bộ lọc giới hạn đối với các phần tử đi qua và sự tiếp xúc của chúng ta với môi trường bên ngoài. Sử dụng các vật liệu truyền thống đã và đang tác động không nhỏ tới môi trường, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Trước thực trạng này, ngành xây dựng đã ưu tiên hơn các loại vật liệu thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững. Đây cũng là tiêu chí của ngôi nhà chữa lành – wellness home.

Vật liệu thân thiện với môi trường là loại vật liệu sử dụng được tạo ra từ các vật liệu tái chế hoặc chất thải từ các ngành công nghiệp khác. Loại vật liệu này áp dụng các phương pháp đặt môi trường lên hàng đầu, giảm thiểu sự phát tán chất thải một cách tối đa. Nguyên liệu nhân tạo trong vật liệu truyền thống có thể gây hại tới sức khỏe con người và là mối đe dọa lớn tới kết cấu của môi trường. Cho nên, việc vật liệu thân thiện với môi trường – vật liệu xanh ra đời đã mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực thi công xây dựng.

Dưới đây là một số nguyên vật liệu được xếp vào danh sách vật liệu xanh: Tre, kim loại tái chế ( sắt, nhôm, đồng ), gỗ tái chế, len lông cừu ( vật liệu cách nhiệt), Đá nguyên khối ( các sản phẩm chế tác từ đá), gạch block không nung, xốp cách nhiệt (XPS), ngói đúc không nung, kính tiết kiệm năng lượng ( Low-E), bê tông nhẹ…

5. BỨC XẠ
Con người bị tác động bởi các điện từ trường, sóng điện từ tự nhiên và nhân tạo. Vì vậy, vị trí của ngôi nhà và mối quan hệ với địa chất lòng đất là cực kỳ quan trọng. Ngôi nhà chữa lành – wellness home phải đảm bảo an toàn bức xạ điện tức là khả năng của một hệ thống hay thiết bị điện tử hoạt động bình thường trong môi trường điện từ và không phải là nguồn nhiễu điện từ cho các thiết bị khác, và hoạt động ở mức an toàn đối với sức khỏe con người. Về nguồn gốc, các nguồn bức xạ điện từ  có thể được chia thành ba loại sau:

  1. Các nguồn bức xạ bên trong các thiết bị hay hệ thống máy móc phát sinh các dao động ngẫu nhiên, chẳng hạn như nhiễu nhiệt và nhiễu hạt (có trong đèn điện tử chân không hay các chất bán dẫn);
  2. Các nguồn bức xạ điện từ do con người tạo ra, như động cơ, công tắc, máy tính, thiết bị điện tử kỹ thuật số, máy phát vô tuyến điện, điện thoại di động, trạm gốc của mạng thông tin di động, vệ tinh, bóng đèn, máy in, máy photo-copy, lò vi sóng, …
  3. Các nguồn bức xạ điện từ trong tự nhiên, chẳng hạn như sét, hồng ngoại, ….

Việc bố trí sắp đặt đồ dùng, thiết bị trong ngôi nhà chữa lành – wellness home hết sức quan trong. Không thể phủ nhận sự tiện ích mà các trang thiết bị điện từ mang lại nhưng tác động của nó đối với sức khỏe là điều phải được khoa học công nhận. Xem thêm tác hại của sóng điện từ, bức xạ đối với sức khỏe tại đây 

Phòng ngủ – nơi tránh xa thiết bị điện tử

6. HÌNH HỌC LINH THIÊNG – SACRED GEOMETRY

Chức năng phụ thuộc vào hình thức và hình thức phụ thuộc vào hình học. Mối quan hệ này có thể được quan sát thấy trong cấu trúc của thực vật, các cơ quan và tất cả các yếu tố tự nhiên. Bố cục, hình thức và hình học của tòa nhà và các không gian bên trong.

Hình học là một lĩnh vực toán học giải quyết các đặc điểm và mối quan hệ của các điểm, đường thẳng, bề mặt, chất rắn và các đối trọng chiều cao hơn của chúng. Chúng thiêng liêng bởi vì chúng là nền tảng của sự sống, của sự sáng tạo. Mọi thứ đã được tạo ra đều có dạng hình học. Các ký hiệu hình học thiêng liêng phổ biến nhất:

1. Hạt giống của sự sống: seed of life: Được hình thành bởi sự sắp xếp của 6 vòng tròn chồng lên nhau. Sáu vòng tròn này sẽ luôn vừa khít với một vòng tròn thứ 7 có cùng kích thước. Tham khảo thêm tai đây

2.  Hoa của sự sống: Flower of life:  Được tạo thành từ 19 vòng tròn xếp chồng lên nhau và liên kết với nhau. Nó bắt đầu trong một vòng kết nối và tất cả các vòng kết nối khác được tạo xung quanh nó.

3. Sri Yantra : Một trong những biểu tượng thần bí lâu đời nhất còn tồn tại, Sri Yantra đã tồn tại hơn 12.000 năm. Thiết kế của Sri Yantra dựa trên số 1.1618, còn được gọi là tỷ lệ vàng. Yantra là một trong những công cụ suy ngẫm và thiền định được sử dụng bởi những người thực hành Tantra, những người tin rằng yantra là biểu tượng của sự hợp nhất vũ trụ. Yantras cũng là đại diện thần bí của các vị thần có thể dùng làm lá chắn bảo vệ chống lại các năng lượng tiêu cực.

4. Metatron’s Cube: Hình dạng này bao gồm 13 vòng tròn, các tâm của chúng được nối với nhau bằng các đường thẳng. Kết quả trông giống như hai ngôi sao được nhúng trong một hình lục giác.

5. Vesica Piscis : Biểu tượng Vesica Piscis được hình thành bởi giao điểm của hai hình tròn có bán kính bằng nhau, với tâm của một hình tròn nằm trên chu vi của hình tròn kia. Phần chồng lên nhau giống hình con cá hoặc quả hạnh ( Vesica Piscis – Bọng Cá ). Vesica Piscis tượng trưng cho sự kết hợp của các năng lượng trái ngược nhau để tượng trưng cho sự hòa hợp và nhất thể. Nó cũng là một biểu tượng của nữ tính, sinh nở và tình dục vì nó giống với hình dạng của âm đạo phụ nữ
6. Torus Yantra: Torus Yantra có trục trung tâm được kết nối với các vòng xoáy ở hai đầu. Người ta tin rằng năng lượng chảy qua một vòng xoáy này và đi ra khỏi một vòng xoáy khác và sau đó quay trở lại vòng xoáy đầu tiên. Do đó, hình dạng đại diện cho một dòng năng lượng liên tục. Nó cho thấy cách một dạng năng lượng cân bằng chảy khắp mọi sinh vật và hơn thế nữa. Khi sự tồn tại của con người chúng ta hài hòa và chúng ta hài lòng với hành động của mình, chúng ta đang chuyển hóa năng lượng theo cách hình xuyến.
7. Tree of life: Cây sự sống: Cây Sự sống là biểu tượng của sự hợp nhất và thống nhất, đại diện cho sự liên kết của tất cả sự sống trên Trái đất. Tất cả chúng ta đều là một phần của điều gì đó vĩ đại hơn, mặc dù tất cả chúng ta đang đi theo những hướng khác nhau. Cây sự sống cũng tượng trưng cho mối liên kết với tổ tiên của chúng ta. Nó đại diện cho gia đình bạn thông qua một mạng lưới chi nhánh rộng lớn và khắc họa một hành trình trải dài nhiều thế hệ, với nhiều nhánh kết nối bạn với cha mẹ và tổ tiên của mình.

Hình học linh thiêng - Flower of life - Hoa của sự sống.

Hình học linh thiêng – Flower of life – Hoa của sự sống.

Hình học thiêng liêng có ở khắp mọi nơi. Từ những chiếc lá rơi của một ngày mùa thu đến cuộc cách mạng của trái đất xung quanh mặt trời, mọi thứ đều tuân theo một mô hình.  Một cách đơn giản nhưng thú vị khác để trải nghiệm những lợi ích của hình học thiêng liêng là thông qua âm nhạc. Không chỉ bất kỳ âm nhạc nào mà còn là âm nhạc đã được tuyển chọn đặc biệt để lưu giữ những âm thanh thiêng liêng trong tâm trí. Phòng tắm âm thanh là một cách để điều chỉnh những rung động cụ thể này. Khi bạn thiền định, hãy cảm thấy bản thân hoàn toàn bị cuốn hút vào hình dạng của kim tự tháp và năng lượng của bạn hướng lên trên đỉnh. Tiếp tục thiền định để tìm thấy nơi mà bạn không trải nghiệm gì ngoài sự hợp nhất với vũ trụ và ý thức cao hơn.

Các loại hình khối trong thiết kế đồ nội thất Ngôi nhà chữa lành – Wellness home

Các bức tranh, khung cửa, lối đi, phòng ăn, phòng ngủ đều có những hình dạng khác nhau sẽ khiến không gian không bị nhàm chán, kích thức sự tươi mới để sản sinh năng lượng. Ngôi nhà chữa lành – wellness home cần thiết phải có những hình học linh thiêng ấy.

7. CẢM XÚC
Kích thích cảm xúc tích cực, đảm bảo cho đối tượng sống bên trong một trải nghiệm đa giác quan. Ngôi nhà chữa lành phải là ngôi nhà đánh thức được 5 giác quan từ đó giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn, nghỉ ngơi, tái tại lại năng lượng.

1. Thính giác : Âm Thanh: Thiết kế ngôi nhà chữa lành – Wellness home cần không gian tạo được sự yên tĩnh, nhất là phòng thiền,  giúp bạn có thể tập trung, thư giãn nhẹ nhàng. Một chút nhạc không lời, tiết tấu du dương là liệu pháp tuyệt vời giúp cơ thể nhanh chóng được giải phóng năng lượng tiêu cực. Một bí quyết nhỏ bạn nên áp dụng ở công đoạn decor Phòng thiền đó là hãy đặt các món đồ trang trí ở càng gần cửa sổ càng tốt. Chúng sẽ giúp làm dịu bớt những tạp âm từ bên ngoài, đảm bảo mang lại những xúc cảm âm thanh hoàn hảo nhất cho người tập

2. Thị giác: Ánh sáng, màu sắc và sự hài hòa với thiên nhiên: Hệ thống chiếu sáng trong ngôi nhà chữa lành luôn cần được các kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng. Bởi nó là một yếu tố quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ánh sáng tự nhiên, bạn cần lựa chọn và điều chỉnh màu ánh sáng đèn cho thích hợp, tạo cảm giác thư thái, dễ chịu cho mắt. Điều này phụ thuộc nhiều vào gam màu chủ đạo của nền, tường và nội thất.

3. Xúc giác: Vật dụng trong nhà có bề mặt luôn sạch sẽ, vật liệu tự nhiên sẽ luôn kích thích xúc giác . Chân bước đi trên sàn gỗ hoặc thảm đã có hệ thống sưởi nền vào mùa đông, điều bạn cảm nhận là sự ấm áp, thư thái, năng lượng của yêu thương. Cầm trên tay cái ly được làm từ gốm đất nung, hoặc bằng đá để uống trà sẽ khác hoàn toàn với tay cầm ly thủy tinh.

4. Khứu giác: tinh dầu thiên nhiên, nến thơm, mùi thơm của oải hương… Không có gì dễ chịu hơn việc được thả hồn thư giãn trong không gian thoang thoảng mùi cỏ cây hoa lá ngay chính trong ngôi nhà mình. Khuếch tán hương thơm dịu dàng từ Oải Hương, Khuynh Diệp, Phong Lữ Thảo, Ngọc Lan Tây, Quế, Cam… hay đốt một vài ngọn nến thơm hanmade được làm từ sáp đậu nành thiên nhiên sẽ tạo nên mùi hương đặc trưng cho can nhà của bạn. Nó có sức mạnh kỳ diệu trong việc chữa lành Thân – Tâm. 

5. Vị giác: Một chiếc bánh gạo, một ly trà sen với một quyển sách đó chẳng phải là không gian mà bạn mơ ước sao. Vị cuộc sống đâu phải chỉ cảm nhận bằng lưỡi, vị của sự sống còn được cảm nhận bằng cả tâm hồn.

” Nhà không chỉ là nơi để ở, mà là nơi vỗ về, nuôi dưỡng thân tâm ta” 

Wellness home – Ngôi nhà chữa lành là khái niệm rất mới để chỉ những ngôi nhà có môi trường sống gần giống như môi trường tự nhiên. Có đầy ắp ánh sáng, năng lượng tích cực để tái tạo lại cơ thể bị tổn thương cả về thể chất lẫn tâm hồn. Wellness home – Ngôi nhà chữa lành là nơi bạn sống lại những cảm xúc của tuổi thơ: tắm suối, ngủ rừng, uống nước suối… Nơi gạt bỏ những phiền muộn lo toan thay thế bằng niềm vui, sự thư thái và an yên.

Kovitech là đơn vị tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế thi công hệ thống Jjimjilbang chuẩn Hàn Quốc, hệ thống Onsen kiểu Nhật Bản, hệ thống Wellness resort, Wellness home… Chúng tôi không ngừng liên kết, hợp tác với các đơn vị lớn trên thế giới để không ngừng hoàn thiện những sản phẩm chất lượng nhất cho chủ đầu tư và các hộ gia đình người Việt. Xem thêm thông tin về wellness home – ngôi nhà chữa lành tại đây 


THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Kovitech – công ty thiết kế thi công Jjimjilbang Hàn Quốc đầu tiên tại Việt Nam (từ năm 2012). Đơn vị tiên phong phổ cập văn hóa Onsen Nhật Bản (từ năm 2013).
  • Với sứ mệnh và tiêu chí nhất quán: Trong hơn 10 năm qua KOVITECH chỉ chuyên tâm vào tư vấn thiết kế, tư vấn giải pháp, thi công spa.
  • Chúng tôi tự hào là công ty đi đầu về thiết kế công nghệ, cung cấp giải pháp toàn diện cho ngành Spa.

Địa chỉ: A3 – BT4, Ngõ 214, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT: 0986.65.65.26

Facebookhttps://www.facebook.com/kovitech