Học thuyết kinh lạc là một trong những học thuyết được nghiên cứu công năng sinh lý,.diễn biến bệnh lý và các mối quan hệ tương hỗ giữa các tạng phủ trong cơ thể con người,.đặc biệt đây cũng là bộ phận trọng yếu xây dựng trên hệ thống lý luận y học. Hệ thống kinh lạc trong cơ thể con người là những đường vận hành của khí huyết toàn thân,.giúp cho tạng phủ cơ quan của cơ thể con người liên kết thành một hệ thống hữu cơ thống nhất. Hồng ngoại xa và kinh lạc
Bên cạnh đó, hồng ngoại xa là một dạng tia sáng có trong tự nhiên và cơ thể con người. Hồng ngoại xa được giới khoa học gọi là “tia sáng của sự sống”. Vậy hồng ngoại xa tác động đến cơ thể như thế nào,.cách nó tác động và vận hành là gì? Hãy cùng Kingspa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Hồng ngoại xa và kinh lạc
1.Kinh Lạc là gì ?
Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở sâu. Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương,.khí huyết, tân dịch khiến cho con người từ ngữ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ, nhục, xương… kết thành một chỉnh thể thống nhất. Hệ thống kinh lạc là nơi tuần hoàn của khí huyết để đi nuôi dưỡng toàn thân,.duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, làm cho cơ thể thành một khối thống nhất. Hệ thống kinh lạc là một hệ thống nối liền nội tạng với toàn bộ cơ thể, thông suốt trong ngoài. Nó là nơi tuần hành của khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân thể để duy trì.hoạt đông bình thường của cơ thể.
Hệ thống kinh lạc thành đường truyền của tà khí và phản ánh tình trạng bệnh tật khi mắc bệnh. Thông qua kinh lạc, ngoại tà từ bì phu chuyển vào lục phủ ngũ tạng,.ví dụ như kinh quyết âm can có sự liên hệ với kinh vị và kinh phế, nên bệnh ở can có thể phạm phế, phạm vị,… Kinh lạc còn là nơi phản ánh tình trạng bệnh lý trong tạng phủ biểu hiện ra bên ngoài, ví dụ như can khí uất kết thấy xuất hiện ở hai bên ngực sườn đau tức, bụng dưới đau quặn,…
2. Cấu tạo của Kinh Lạc
Trong y học cổ truyền, kinh lạc được chia thành 12 kinh mạch chính, 8 mạch phụ.
- 3 kinh âm ở tay: Thủ thái âm phế, thủ thiếu âm tâm, thủ quyết âm tâm bào lạc
- 3 kinh dương ở tay: Thủ thái dương tiểu trường, thủ thiếu dương tam tiêu, thủ dương minh đại trường
- 3 kinh âm ở chân: Túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can.
- 3 kinh dương ở chân: Túc thái dương BQ, túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị
- 8 mạch phụ là: Mạch nhâm, mạch đốc, mạch xung, mạch đới, âm duy, dương duy, âm kiểu, dương kiểu.
Khí của mỗi đường kinh xuất phát từ tạng phủ sở thuộc, cùng tác động vào âm huyết và hình thành quy luật âm dương hỗ căn, ngũ hành sinh khắc, làm cho sự sinh dưỡng của âm huyết đều đặn không bị rối loạn, sự luân lưu và vận chuyển lên xuống ra vào không bị sai lệch.
Những thứ khí của các đường kinh hợp lại thì gọi là kinh khí, kinh khí là sự hòa hợp lẫn nhau giữa khí trời, khí đất và khí người. Trong đó khí người giữ vai trò quyết định bởi vì âm dương ở ngoài của trời đất là phải đồng hóa theo âm dương ở trong của con người, phù hợp với quy luật trời đất nuôi dưỡng muôn vật, cũng là cái riêng tiếp nhận sự nuôi dưỡng của cái chung.
12 kinh mạch là bộ phận chủ yếu vì mỗi đường kinh nó bắt nguồn từ khí của mỗi tạng phủ mà xuất phát, nên gọi là chính kinh.
3. Tác dụng của hệ thống Kinh Lạc đối với cơ thể
Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật như “đồng hổ sinh học” vậy, 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng hay gọi là giờ vượng của kinh đó.
Sáng
- Từ 3 – 5 giờ sáng (giờ Dần): phế kinh hoạt động khiến các triệu chứng ho, sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn, nếu có bệnh tại phế. Đây là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.
- Từ 5 – 7 giờ sáng (giờ Mão): đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi đại tiện để thải chất độc.Từ 7 – 9 giờ sáng (giờ Thìn): giờ thịnh Vị kinh, lúc dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.
- Từ 9 – 11 giờ sáng (giờ Tỵ): khi Tỳ kinh thịnh, có thể nói lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.
Trưa
- Từ 11giờ sáng – 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động, là thời gian âm dương thiếu cân bằng trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.
Chiều
- Từ 1 – 3 giờ chiều (giờ Mùi): có thể nói ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.
- Từ 3 – 5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang kinh hoạt động mạnh, cần uống nhiều nước hơn.
- Từ 5 giờ chiều – 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận kinh hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bệnh ở kinh Thận – Bàng quang xoa bóp bấm huyệt vị, tập dưỡng sinh, thả lỏng cơ thể.
Tối
- Từ 7 – 9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này thần kinh và tim hoạt động mạnh nhất.
- Từ 9 – 11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Có thể ví như đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để điều hòa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
- Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý) là Đảm kinh hoạt động. Và từ 1 – 3 giờ sáng (giờ Sửu) là Can kinh hoạt động. Có thể xem như Can kinh – Đảm kinh như gan mật, là cơ quan khử độc bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này, nhằm nâng cao chức năng điều tiết và phục hồi của kinh lạc sau 1 ngày làm việc. Hồng ngoại xa và kinh lạc
Tác dụng của Kinh Lạc đối với cơ thể, bệnh lý, chẩn đoán và điều trị bệnh là phần chuyên môn sâu, trong phạm vi bài viết chỉ đưa ra những khái niệm và đề cương dễ hiểu nhất về Kinh Lạc.
4. Mối liên hệ giữa hồng ngoại xa và kinh lạc.
Thiên kinh biệt sách Linh Khu viết:
12 đường kinh mạch phối hợp với 12 tháng, 12 giờ, 12 tiết, 12 dòng sông. Đó tức là tình hình đại khái của ngũ tạng lục phủ trong cơ thể, có thể tương ứng với các hiện tượng tự nhiên.
Về trạng thái sinh lý thì 12 kinh mạch giữ gìn sinh mệnh của con người.
Về trạng thái bệnh lý là cơ chế hình thành bệnh tật.
Cho nên về phương diện điều trị, kinh lạc có thể làm chỗ căn cứ cho việc chẩn đoán, cũng là nguyên tắc chỉ đạo lâm sàng để tiêu trừ bệnh tật, là lý luận cơ bản cần nắm vững và nghiên cứu sâu. Biết rõ sự tinh vi trong đó sẽ đạt được đỉnh cao. Thầy thuốc nông cạn thì cho là rất dễ dàng, không biết coi trọng, chỉ có thầy thuốc giỏi muốn hiểu được sự tinh vi trong đó mới thấy khó mà đạt được”
Trong cuốn ”Hoàng Đế Nội Kinh” là tài liệu cổ quan trọng nhất của nền y học cổ truyền.Trung Quốc cũng có viết về hệ thống kinh lạc. Trung y cổ đại vốn có nội hàm vô cùng thâm sâu, xuất hiện rất nhiều y học gia vĩ đại như Hoa Đà, Biển Thước, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân… Những đại phu Trung y này đều có tuyệt kỹ đặc biệt để chữa bệnh. Ví như Hoa Đà đã sử dụng thiên nhãn của mình nhìn thấy trong đầu Tào Tháo có khối u. Lý Thời Trân có thể quan sát được sự phân bố kinh mạch của thân thể người,rồi viết ra cuốn sách: “Tần hồ mạch học” và “Kỳ kinh bát mạch khảo“.
Trong Hoàng đế nội kinh viết:
” Châm sở bất vi, Cứu chi sở nghi ” tức là nói châm cứu mà không thể làm được thì dùng phương pháp ngải cứu để bổ trợ. Phương pháp ngải cứu là cách dùng thoi ngải ( được làm từ lá ngải ) đốt lên và để ở vị trí huyệt đạo thông qua nhiệt độ để kích thích và tác động vào huyệt vị để chữa bệnh. Thần y Biển Thước là chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực này. Vấn đề là tại sao cổ nhân lại dùng ngải cứu để chữa bệnh mà không dùng các loại lá khác ?
Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện cơ thể con người là một nguồn bức xạ hồng ngoại và phổ năng lượng bức xạ do ngải cứu tạo ra khi đốt ngải cũng là tia hồng ngoại. Nó chủ yếu là tia hồng ngoại gần ( cận hồng ngoại ), ở ngay các huyệt vị tương ứng mà dùng bức xạ hồng ngoại thì sẽ có khả năng xuyên thấu rất cao, có thể thông qua hệ thống kinh lạc đưa năng lượng đến các ổ bệnh từ đó khởi tác dụng.
Sóng hồng ngoại xa thâm nhập vào cơ thể chúng ta và kích hoạt các tuyến mồ hôi. Các tuyến mồ hôi là một trong những công cụ mà cơ thể có trong tay để loại bỏ độc tố. Da thực sự là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người và đã được gọi nhiều lần; “quả thận thứ ba” vì khả năng thải một lượng lớn chất cặn bã qua tuyến mồ hôi. Đó là một trong những cơ chế tốt nhất mà cơ thể có để loại bỏ độc tố.
Một bài báo nghiên cứu được xuất bản cách đây nhiều thập kỷ bởi các nhà nghiên cứu S.Inouye và M. Kabaya đã chỉ ra rằng tia hồng ngoại xa có khả năng gây ra rung động trong mô người nếu các bước sóng tương tự như bước sóng do cơ thể tạo ra được đưa vào. Điều này tương tự như các hiệu ứng được chứng minh trong quang phổ hồng ngoại. Khi được đưa vào các bước sóng thích hợp từ 9,3 đến 9,4 micron, các phân tử nước có thể bắt đầu rung động. Rung động này làm giảm các liên kết ion của nước và sự phân hủy cuối cùng khiến các khí tồn dư và các chất độc hại khác được giải phóng sẽ bị loại bỏ ra ngoài, hệ thống kinh lạc được giảm tải, máu được lưu thông qua hệ thống kinh lạc đến các mô và mao mạch. Hệ thống vận chuyển của kinh lạc giống như hệ thống giao thông, tắc ở đâu sẽ sinh ra bệnh ở đấy. Hồng ngoại là chất xúc tác để giải quyết vấn đề tắc nghẽn ấy. Từ đây ta thấy được mối liên quan mật thiết giữ hai Hồng Ngoại và Kinh Lạc.
Tìm hiểu thêm về hồng ngoại xa tại đây
Những ứng dụng của hồng ngoại vào bảo vệ, chăm sóc và điều trị bệnh không ngừng được cải tiến. Một trong số những ứng dụng của hồng ngoại vào liệu pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà hoặc các cơ sở spa là: phòng xông hồng ngoại. Kovitech là đơn vị tiên phong nhập khẩu và phân phối các loại phòng xông hồng ngoại – infared sauna của Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Kovitech – công ty thiết kế thi công Jjimjilbang Hàn Quốc đầu tiên tại Việt Nam (từ năm 2012). Đơn vị tiên phong phổ cập văn hóa Onsen Nhật Bản (từ năm 2013).
- Với sứ mệnh và tiêu chí nhất quán: Trong hơn 10 năm qua KOVITECH chỉ chuyên tâm vào tư vấn thiết kế, tư vấn giải pháp, thi công spa.
- Chúng tôi tự hào là công ty đi đầu về thiết kế công nghệ, cung cấp giải pháp toàn diện cho ngành Spa.
Địa chỉ: A3 – BT4, Ngõ 214, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: 0986.65.65.26
Facebook: https://www.facebook.com/kovitech